Giới thiệu ngành Khoa học cây trồng

4 tháng 6, 2018
Có thể khẳng định học KHOA HỌC CÂY TRỒNG khi ra trường KHÔNG SỢ THẤT NGHIỆP! BẠN có cơ hội nghề nghiệp phong phú và nhiều cơ hội, thách thức. Bạn có thể trở thành chuyên viên ở các cơ quan quản lý về nông nghiệp như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; Các Viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng. Ngoài ra Kỹ sư Khoa học cây trồng còn có thể làm việc tại: Các công ty giống cây trồng, các công ty thuốc bảo vệ thực vật, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các hội/ hiệp hội nghề nghiệp; là tư vấn, chuyên gia cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Là giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học và cao đẳng, THCN trên cả nước…Hơn thế nữa BẠN CÓ THỂ tự tạo lập công việc sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Bạn có là người yêu thích cây cối?

    Bạn có ước mơ một ngày nào đó sẽ tự mình tạo ra những giống cây trồng mới? Sẽ sử dụng những phương pháp, công nghệ hiện đại để canh tác, để làm giảm sự khó nhọc, vất vả cho người nông dân?

    Bạn có mong muốn bạn và những người xung quanh bạn, trên đất nước của bạn được sử dụng những nguồn lương thực thực phẩm đầy đủ, an toàn và chất lượng?

    Bạn muốn đất đai – nguồn tài nguyên vô cùng quý giá được sử dụng một cách hiệu quả và vẫn được bảo vệ?...

    Nếu các câu trả lời của bạn là CÓ- thì KHOA HỌC CÂY TRỒNG là LỰA CHỌN phù hợp với bạn.

    HỌC GÌ? Học Khoa học cây trồng bạn sẽ được cung cấp kiến thức, kỹ năng về phương pháp nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, các biện pháp kiểm soát, điều khiển cây trồng bằng các phương pháp và kỹ thuật hiện đại.

    LÀM GÌ? Với những kiến thức và kỹ năng đã được cung cấp như trên, kỹ sư Khoa học cây trồng có thể định hướng, quy hoạch và thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Có thể tự xây dựng kế hoạch kinh doanh và điều hành sản xuất các trang trại nông nghiệp.

CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

    Có thể khẳng định học KHOA HỌC CÂY TRỒNG khi ra trường KHÔNG SỢ THẤT NGHIỆP! BẠN có cơ hội nghề nghiệp phong phú và nhiều cơ hội, thách thức. Bạn có thể trở thành chuyên viên ở các cơ quan quản lý về nông nghiệp như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; Các Viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng. Ngoài ra Kỹ sư Khoa học cây trồng còn có thể làm việc tại: Các công ty giống cây trồng, các công ty thuốc bảo vệ thực vật, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các hội/ hiệp hội nghề nghiệp; là tư vấn, chuyên gia cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Là giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học và cao đẳng, THCN trên cả nước…Hơn thế nữa BẠN CÓ THỂ tự tạo lập công việc sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

CƠ HỘI TIẾP CẬN THỰC TẾ VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ:

    Bên cạnh thời gian học lý thuyết trên lớp, các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, vườn ươm, các đợt thực tập nghề nghiệp tại các Viện, Công ty và các trang trại thì người học còn có cơ hội tiếp cận thực tế khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Những đề tài này thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực trồng trọt như giống, phân bón…...

    BẠN cũng sẽ có cơ hội được đi thực tập sinh, tu nghiệp sinh tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel….

    BẠN có thể tiếp tục học nâng cao trình độ như Thạc sỹ, Tiến sỹ tại các trường có đào tạo Khoa học cây trồng trong và ngoài nước.

1. Một số thông tin về ngành đào tạo

- Tên ngành đào tạo:     

+ Tiếng Việt: Khoa học cây trồng

+ Tiếng Anh: Crop Science

- Mã số ngành đào tạo: 7620110

- Danh hiệu tốt nghiệp: Kỹ sư

- Thời gian đào tạo: 04 năm

- Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Kỹ sư ngành Khoa học cây trồng

+ Tiếng Anh: The Engineer of crop science

-   Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo: Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

2. Mục tiêu đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

    Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về Khoa học cây trồng; Có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe; Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Khoa học cây trồng.

2.2. Mục tiêu cụ thể                                                    

    Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng về lựa chọn cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng và kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững

3. Hình thức tuyển sinh

            Theo quy định tuyển sinh của Trường Đại học Lâm nghiệp

     CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

    CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP? Có thể khẳng định học KHOA HỌC CÂY TRỒNG khi ra trường KHÔNG SỢ THẤT NGHIỆP! BẠN có cơ hội nghề nghiệp phong phú và nhiều cơ hội, thách thức. Bạn có thể trở thành chuyên viên ở các cơ quan quản lý về nông nghiệp như: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Trung tâm giống nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ; Các Viện, cơ quan nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học cây trồng. Ngoài ra Kỹ sư Khoa học cây trồng còn có thể làm việc tại: Các công ty giống cây trồng, các công ty thuốc bảo vệ thực vật, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các hội/ hiệp hội nghề nghiệp; là tư vấn, chuyên gia cho các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; Là giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học và cao đẳng, THCN trên cả nước…Hơn thế nữa BẠN CÓ THỂ tự tạo lập công việc sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

    CƠ HỘI TIẾP CẬN THỰC TẾ VÀ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ: Bên cạnh thời gian học lý thuyết trên lớp, các buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, vườn ươm, các đợt thực tập nghề nghiệp tại các Viện, Công ty và các trang trại thì người học còn có cơ hội tiếp cận thực tế khi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Những đề tài này thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong lĩnh vực trồng trọt như giống, phân bón…...

    BẠN cũng sẽ có cơ hội được đi thực tập sinh, tu nghiệp sinh tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel….

CÁC YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC

Năng lực nghề nghiệp

- Có khả năng sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dùng trong lĩnh vự trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

- Có khả năng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý để điều khiển hệ thống trồng trọt bền vững.

- Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Có khả năng nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.

- Biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành vào sản xuất để tăng năng suất, phẩm chất cây trồng.

- Có khả năng làm việc với nông dân, tư vấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

- Biết tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại cây trồng ở quy mô trang trại hoặc các cơ sở sản xuất.

Yêu cầu về thái độ

- Biết tư duy sáng tạo và luôn học tập, cập nhật, đổi mới kiến thức, có trách nhiệm, trung thực, chính xác và hiệu quả trong công việc.

- Lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, đạo đức tốt, khiêm tốn, kiên trì, chăm chỉ nhiệt tình, đam mê và sáng tạo.

- Trung thực, kỷ luật trong công tác, tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, thái độ cởi mở thân tình với đồng nghiệp.

- Thực hiện theo quy định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

CÁC ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG

  • Các cơ quan hành chính, quản lý Nhà nước: Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Khoa học công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học công nghệ, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế, Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Bảo vệ thực vật…
  • Các Trường Đại học, Cao đẳng, viện nghiên cứu: Học viện Nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam……
  • Các công ty: Công ty sản xuất và kinh doanh Giống cây trồng, công ty vật tư nông nghiệp, Công ty cây xanh….
  • Các trang trại: Vineco, TH farm……
  • Các tổ chức phi chính phủ, dự án: Jica, WB, World Vision……
  • ………………

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

            Có thể khẳng định học KHOA HỌC CÂY TRỒNG khi ra trường KHÔNG SỢ THẤT NGHIỆP!

 

 

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH

TT

Tên học phần

Số TC

Loại giờ tín chỉ

HP tiên quyết

Lên lớp

TN/TH

LT

BT/TL

BTL

TC

TT

TC

TT

TC

TT

TC

TT

I

Khối kiến thức GD đại cương

44

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

Lý luận chính trị

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

5

60

60

15

30

 

 

 

 

 

2

Đường lối cách mạng của ĐCSVN

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 1

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 1

I.2

Giáo dục thể chất

5

Theo quy định chung của Nhà trường

I.3

Giáo dục quốc phòng

3

Theo quy định chung của Bộ GD và ĐT

I.4

Ngoại ngữ, tin học, khoa học tự nhiên, công nghệ và môi trường

34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.4.1.

Kiến thức bắt buộc

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Anh văn 1

4

Theo QĐ 1285/ QĐ- ĐHLN-ĐT ngày 4 tháng 9 năm 2014 của Hiệu trưởng trường ĐHLN

5

Anh văn 2

3

6

Anh văn 3

3

7

Anh văn 4

2

8

Tin học đại cương

4

20

20

10

20

 

 

30

60

 

9

Hóa học đại cương

3

30

30

5

10

 

 

10

20

 

10

Hóa phân tích

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

11

Sinh học đại cương

2

22

22

 

 

 

 

8

16

 

12

Sinh thái học

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

13

Xác suất thống kê

3

35

35

10

20

 

 

 

 

 

14

Pháp luật đại cương

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

I.4.2.

Kiến thức tự chọn

`4/6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Kỹ năng giao tiếp

2

20

20

10

20

 

 

 

 

 

16

Đa dạng sinh học thực vật

2

25

25

 

 

5

15

 

 

 

17

Đánh giá nông thôn

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

II

Kiến thức GD chuyên nghiệp

76

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1

Kiến thức cơ sở ngành

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1.1

Kiến thức bắt buộc

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

Thực vật học

2

22

22

 

 

 

 

8

16

 

20

Sinh lý thực vật

3

30

30

 

 

 

 

15

30

11

21

Hóa sinh đại cương 

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

22

Khí tượng nông nghiệp

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

23

Di truyền học

3

35

35

5

10

 

 

5

10

11

24

Khoa học đất

3

30

30

 

 

 

 

15

30

9

25

Bệnh cây đại cương

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

26

Côn trùng đại cương

3

 30

 30

 

 

 

 

 15

 30

 

27

Nhập môn công nghệ sinh học

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

28

Vi sinh vật đại cương

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

29

Phân bón

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

II.1.2

Kiến thức tự chọn

`4/6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

Nông lâm kết hợp 1

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

31

Nông nghiệp hữu cơ

2

20

20

5

10

 

 

5

10

 

32

Chăn nuôi đại cương

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

II.2

Kiến thức ngành

45

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.2.1

Kiến thức bắt buộc

39

 

 

 

 

 

 

 

 

 

33

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng

2

20

20

 

 

5

15

5

10

13

34

Nguyên lý chọn tạo giống cây trồng

3

30

30

 

 

 

 

15

30

23

35

Canh tác học

2

20

20

 

 

5

15

 5

 10

 

36

Kinh tế nông nghiệp

3

 35

35 

10

 20

 

 

 

 

 

37

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

3

25

25

5

10

 

 

15

30

25, 26

38

Cây lương thực đại cương

2

25

25

0

0

 

 

5

10

 

39

Cây lương thực chuyên khoa

2

 20

 20

 

 

 

 

 10

 20

 38

40

Cây ăn quả đại cương

2

25

25

0

0

 

 

5

10

 

41

Cây ăn quả chuyên khoa

2

 20

 20

 

 

 

 

 10

 20

 40

42

Cây công nghiệp đại cương

2

25

25

0

0

 

 

5

10

 

43

Cây công nghiệp chuyên khoa

2

 20

 20

 

 

 

 

 10

 20

 42

44

Cây rau

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

45

Hoa và cây cảnh

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

46

Khuyến nông

2

20

20

 5

10 

 

 

5

10

 

47

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

48

Cây dược liệu

2

25

25

 

 

 

 

5

10

 

49

Hệ thống nông nghiệp

2

25

25

5

10

 

 

 

 

 

50

Bảo quản nông sản

2

20

20

5

10

 

 

5

10

 

II.2.2

Kiến thức tự chọn

`6/19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

51

Kỹ thuật gây trồng một số loài LSNG

2

20

20

5

10

 

 

5

10

 

52

Công nghệ nuôi trồng nấm

2

20

20

 

 

 

 

10

20

 

53

Quản lý cỏ dại

3

30

30

5

10

 

 

10

20

 

54

Quản lý dự án

3

35

35

10

20

 

 

5

10

 

55

Kỹ thuật bảo tồn đất và nước

2

20

20

5

10

 

 

5

10

 

56

Cây thức ăn gia súc

2

25

25

 

 

 

 

 

 

 

57

Marketting căn bản

3

30

30

15

 

 

 

 

 

 

58

Phương pháp đào tạo cán bộ tập huấn

2

20

20

5

10

 

 

5

10

 

III

Thực tập nghề nghiệp

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tốt nghiệp

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CHUẨN ĐẦU RA

Ban hành theo Quyết định 859/QĐ-ĐHLN-KT&ĐBCL ngày 15/3/2016

Ngành đào tạo: Khoa học cây trồng. 

Tên tiếng Anh: Crop Science.

Mã ngành:                   7620110

Bậc đào tạo:    Đại học

Bằng tốt nghiệp: Kỹ sư

Thời gian đào tạo: 4 năm

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

    Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về Khoa học cây trồng; Có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe; Có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; Khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Khoa học cây trồng.

1.2. Mục tiêu cụ thể

    Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng về lựa chọn cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng và kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, có sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững

1.2. Chuẩn đầu ra

1.2.1. Kiến thức

- Nắm vững kiến thức về sinh học, khoa học tự nhiên và xã hội để giải quyết các vấn đề chung trong lĩnh vực khoa học cây trồng.

- Nắm vững kiến thức cơ sở ngành thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật và quản lý kinh tế trong nông nghiệp.

- Nắm vững kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, trồng trọt, bảo vệ thực vật (sinh lý, sinh hoá, đất, phân bón, chọn tạo cây trồng, gieo trồng, kỹ thuật canh tác, và bảo vệ các loại cây trồng nông nghiệp). Vận dụng sáng tạo vào thực tế sản xuất.

1.2.2. Năng lực nghề nghiệp

            Kết quả học tập mong đợi của một kỹ sư Khoa học cây trồng sau khi tốt nghiệp được thể hiện qua năng lực nghề nghiệp sau:

- Có khả năng sử dụng thiết bị, máy móc chuyên dùng trong lĩnh vự trồng trọt nói riêng và nông nghiệp nói chung.

- Có khả năng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý để điều khiển hệ thống trồng trọt bền vững.

- Có khả năng đảm nhiệm công tác quản lý, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Có khả năng nghiên cứu và viết báo cáo khoa học.

- Biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành vào sản xuất để tăng năng suất, phẩm chất cây trồng.

- Có khả năng làm việc với nông dân, tư vấn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

- Biết tổ chức sản xuất và kinh doanh các loại cây trồng ở quy mô trang trại hoặc các cơ sở sản xuất.

1.3. Kỹ năng

1.3.1. Kỹ năng cứng

            - Sinh viên có khả năng làm việc độc lập, kỹ năng tổ chức, tham khảo tài liệu tiếng Anh, kỹ năng phân tích, khảo sát và giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khao học cây trồng.

            - Kỹ năng nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, học tập nâng cao, nắm bắt các vấn đề hiện thời của khoa học cây trồng.

            - Kỹ năng thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như sản xuất ngoài đồng ruộng.

            - Kỹ năng tổ chức, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn và phát triển bền vững.

1.3.2. Kỹ năng mềm

            - Kỹ năng cá nhân: Kỹ năng tự học, làm việc chăm chỉ, tự tin, thích ứng với công việc và những thay đổi trong công việc, kỹ năng hòa nhập với môi trường và đồng nghiệp, kỹ năng lắng nghe, quan sát, diễn giải nội dung, đặt câu hỏi.

            - Kỹ năng làm việc theo nhóm: Kỹ năng làm việc theo nhóm, xây dựng và điều hành nhóm, liên kết các nhóm.

            - Kỹ năng phân tích, tư duy sáng tạo, linh hoạt: Kỹ năng đánh giá hiệu suất công việc, kỹ năng tư duy phân tích.

            - Kỹ năng thuyết trình: Có khả năng thuyết trình lưu loát, kỹ năng giao tiếp tốt.

1.4. Yêu cầu về thái độ

- Biết tư duy sáng tạo và luôn học tập, cập nhật, đổi mới kiến thức, có trách nhiệm, trung thực, chính xác và hiệu quả trong công việc.

- Lập trường tư tưởng kiên định vững vàng, đạo đức tốt, khiêm tốn, kiên trì, chăm chỉ nhiệt tình, đam mê và sáng tạo.

- Trung thực, kỷ luật trong công tác, tác phong công nghiệp, có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, thái độ cởi mở thân tình với đồng nghiệp.

- Thực hiện theo quy định của pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.5. Yêu cầu về ngoại ngữ

            Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng đạt trình độ tiếng Anh B1 trở lên hoặc các Chứng chỉ Quốc tế tương đương hoặc cao hơn.

1.6. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

            Kỹ sư Khoa học cây trồng có thể làm việc tại:

- Các Viện, cơ sở nghiên cứu, các cơ quan quản lý kinh tế và khoa học từ cấp Trung ương đến các cơ quan quản lý chuyên ngành về nông nghiệp, sSở nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh thành phố, phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế cấp huyện.

- Giảng dạy tại các Viện, Trường đại học, cao đẳng, trung cập  và dạy nghề các môn học thuộc lĩnh vực Khoa học cây trồng,

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

- Các tổ chức phi chính phủ, dự án nước ngoài như Jica, Counterpark…..

1.7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường

            Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng có thể làm việc và học tập cao hơn (Thạc sỹ, Tiến sỹ) tại các tổ chức, cơ sở hoặc các trường đại học/ Học viện trong và ngoài nước.

 


Chia sẻ