Hòa chúng vào không khí Tư vấn – Tuyển sinh của trường Trường Đại học Lâm nghiệp với chuỗi các hoạt động tư vấn hướng nghiệp với nhiều hoạt động thiết thực như: tư vấn trực tiếp trên lớp hoặc tư vấn tập trung tại các trường THPT, tư vấn tại Ngày hội tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh; Hoạt động trải nghiệm một ngày làm sinh viên VNUF; tư vấn qua tổng đài hỗ trợ, fanpage… Các thầy cô Viện Quản lý đất đai rất mong muốn được gặp gỡ, tư vấn, trao đổi trực tiếp với các em học sinh lớp 12 nói riêng và các em học sinh THPT nói chung nhằm hỗ trợ các em trong việc xác định đúng sở thích, đam mê để có thể lựa chọn được ngành nghề yêu thích, phù hợp với khả năng của mình.

        Việc lựa chọn ngành nghề đối với mỗi cá nhân là việc rất quan trọng. Tuy nhiên, làm thế nào để chọn được cho mình một ngành nghề phù hợp với bản thân lại càng quan trọng hơn, vì đó là yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công của bạn trong tương lai. Đó cũng chính là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của cả học sinh và lẫn các bậc phụ huynh mỗi mùa tuyển sinh cận kề.

        Để lựa chọn được một ngành nghề làm sao cho phù hợp với sở thích, năng lực bản thân, hoàn cảnh gia đình và đặc biệt đáp ứng đúng nhu cầu xã hội tại thời điểm ra trường là một việc không hề đơn giản. Việc trước tiên phải làm là các bạn học sinh nên biết được 11 nhóm công việc chính trong xã hội hiện nay gồm có: Các nghề liên quan đến nghệ thuật, các nghề liên quan đến công việc văn phòng, hành chính, các nghề liên quan đến việc phân tích số liệu, các nghề liên quan đến dịch vụ cộng đồng và trợ giúp, các nghề liên quan đến tiếp xúc các nhân, các nghề liên quan đến nghiên cứu, các nghề liên quan đến y tế, các nghề liên quan đến kỹ thuật và cơ khí, các nghề liên quan đến công việc thủ công và cuối cùng là các nghề liên quan đến khoa học.

        Các bạn học sinh phải trả lời được câu hỏi có thích hay không thích các nhóm công việc trên và thích ở mức độ nào? Và sau khi xác định được nhóm ngành nghề thực sự thích, các em sẽ tìm hiểu thêm thông tin về nghề đó qua: Internet, qua sách báo, tạp chí, qua những người đã và đang làm lĩnh vực đó để thực sự hiểu được nghề đó làm những công việc gì và có những khó khăn, thuận lợi nào? Từ đó đối chiếu với sở trường bản thân xem có phù hợp với ngành nghề đó không. Nhưng các em hãy nhớ sẽ không có một ngành nghề nào lý tưởng 100% như vừa công việc nhàn nhã, vừa được lương cao, nên các em hãy xem xét thật kỹ lưỡng trước khi quyết định nhé.

Sau đây, là một gợi ý khá lý tưởng mà các em có thể tham khảo. Đó là khi các em đăng ký vào học tại Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn - trường Đại học Lâm nghiệp.

        Viện quản lý đất đai và Phát triển nông thôn với 3 ngành đào tạo: Ngành quản lý đất đai, ngành Khoa học cây trồng và ngành Khuyến nông

         Hiện nay, với các ngành đào tạo của Viện, người học sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí công tác tại các bộ, ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các cục, vụ, viện: Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Hội Trắc địa bản đồ Viễn thám Việt Nam; Hội Khoa học đất; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn; các sở ban ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng… Cán bộ phòng, ban cấp huyện: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị và Cán bộ Địa chính - Xây dựng, Thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra có thể công tác tại các công ty, trung tâm: Tổng Công ty Tài nguyên Môi trường, các công ty đo đạc lập bản đồ, địa chính; Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, Sàn giao dịch bất động sản; Giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp...

        Vào học tại Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, các em sẽ được học tập trong một môi trường học tập tốt, đầy đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng viên. Bên cạnh đó, sinh viên được rèn luyện trong môi trường năng động, hiệu quả trong toàn khoá học. Sinh viên sẽ được sống và học tập trong một không khí hoạt động tập thể sôi động thông qua nhiều hình thức như nghiên cứu khoa học sinh viên, các câu lạc bộ, các chương trình giao lưu khác ...

        Ngoài các đợt thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo (gồm: Tiếp cận nghề, Thao tác nghề và Thực tế nghề nghiệp, triển lãm…)

 

        Chúc các em có một sức khỏe tốt để thật sang suốt lựa chọn chính xác ngành nghề phù hợp với mình và đặc biệt là thành công với các kỳ thi sắp tới.

        Hẹn gặp lại các em ở Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, trường Đại học Lâm nghiệp.

Thân ái!

Tác giả: Nguyễn Thị Oanh

 


Chia sẻ:
   632

Chia sẻ