Quyết định thành lập

Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn, viết tắt là CLaRD (College of Land Management and Rural Development) được thành lập theo Quyết định số 2669/QĐ-BNN-TCCB ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Quản lý đất đai (thành lập năm 2005) và Bộ môn Khuyến nông & và Phát triển nông thôn (thành lập năm 1999). Viện Quản lý đất đai và PTNT là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Viện thực hiện chức năng đào tạo nguồn nhân lực ở các bậc học; NCKH; tư vấn, chuyển giao KHCN lĩnh vực quản lý đất đai, bất động sản, khoa học cây trồng, khuyến nông và phát triển nông thôn; sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn (hữu cơ) và dịch vụ.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Cơ cấu tổ chức của  Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn gồm: Ban Lãnh đạo Viện, 03 bộ môn, 03 trung tâm và 01 phòng.

Tổng số viên chức, lao động hợp đồng: 26, trong đó có 07 tiến sĩ, 18 thạc sĩ (04 người đang đi đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước), 01 kỹ sư

Viện trưởng: GVC.TS. Nguyễn Bá Long

Phó Viện trưởng: GV.ThS.  Nguyễn Đình Hải

Các đơn vị thuộc Viện

Trưởng đơn vị

Bộ môn Trắc địa, bản đồ và GIS

GVC. ThS. Lê Hùng Chiến (Phụ trách BM)

Bộ môn Quy hoạch và Quản lý đất đai

GVC. TS. Xuân Thị Thu Thảo

Bộ môn Khuyến nông và Khoa học cây trồng

GVC.ThS. Bùi Thị Cúc (Phụ trách BM)

Trung tâm Quy hoạch và Định giá đất

GV.TS. Hoàng Xuân Phương

Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ

GVC.TS. Trần Thị Thanh Bình

Trung tâm Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững

GV.TS. Đỗ Thị Hường

Phòng Tổng hợp

GVC.ThS. Trịnh Hải Vân

Lĩnh vực hoạt động chính

● Đào tạo

– Đào tạo đại học 03 ngành: Quản lý đất đai, Bất động sản, Khoa học cây trồng

– Đào tạo thạc sỹ 01 ngành: Quản lý đất đai;

– Đào tạo ngắn hạn các lớp tập huấn về kinh doanh, môi giới bất động sản, định giá bất động sản, phong thủy ứng dụng; đo đạc địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và quản lý; nông nghiệp hữu cơ; khuyến nông và phát triển nông thôn.

Tổng số sinh viên đang theo học: 208 SV đại học; 104 học viên cao học.

● Nghiên cứu khoa học, công nghệ – Các hướng nghiên cứu chính:

– Về lĩnh vực Quản lý đất đai, gồm: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc thành lập bản đồ; quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; điều tra, đánh giá tài nguyên đất, ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong đánh giá biến động sử dụng đất và biến đổi khí hậu;…

– Về lĩnh vực phát triển nông thôn: Phát triển sinh kế; phát triển cộng đồng; nông thôn mới; xây dựng mô hình trình diễn; thu thập và bảo tồn nguồn gen cây trồng; kỹ thuật canh tác nông nghiệp an toàn; nông nghiệp hữu cơ; phát thải và tích luỹ các bon trong các hệ thống nông nghiệp; khuyến nông và truyền thông trong phát triển nông thôn;

● Hợp tác đối ngoại: Viện đã liên kết, phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), WB, UNDP, GEF; Đại học Quản lý đất đai – Liên Bang Nga. Liên kết đào tạo trong nước với Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Công ty CP Sông Đà Kinh Bắc, Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nhiều địa phương. Năm 2019, Viện đã ký kết hợp tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực với Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát, Công ty Bất động sản High Land, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh phía Bắc và nhiều Công ty tư vấn lĩnh vực đo đạc, quy hoạch, tài nguyên môi trường.

Cơ sở vật chất: Viện được đầu tư nhiều trang thiết bị, vật tư, không gian sản xuất phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu như: hệ thống máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử phục vụ cho lĩnh vực đo đạc bản đồ và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, 01 phòng thí nghiệm và 01 khu thực nghiệm phục vụ ngành khuyến nông và khoa học cây trồng.

Truyền thống và những thành tích đạt được: Đã đào tạo được trên 3.000 kỹ sư ngành quản lý đất đai, khuyến nông; tham gia nhiều chương trình, đề tài dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh, dự án nước ngoài; giai đoạn 2016 đến nay, Viện đã triển khai 20 đề tài cấp cơ sở; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn ngắn hạn cho các địa phương.

Định hướng phát triển

– Đào tạo: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, chú trọng kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm nhằm phát huy năng lực toàn diện, giúp người học có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội; Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và thực tế; Đầu tư thiết bị hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai, nông nghiệp.

– Nghiên cứu khoa học, tư vấn chuyển giao công nghệ: Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các tổ chức, doanh nghiệp theo các hướng nghiên cứu của Viện.

Địa chỉ liên hệ

Tầng 1, Tòa nhà A3, Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội;

Điện thoại: 0243. 293.9313;

Website: http://qldd.vnuf.edu.vn/trang-chu;

Email: clard@vfu.edu.vn